XỬ LÝ CẮT TẢO ĐỘC – TẢO LAM – TẢO MẮT – TẢO GIÁP

Trong ngành Nuôi trồng Thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm, tảo là một yếu tố quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò là một hệ thống lọc sinh học giúp cân bằng các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nếu tảo phát triển quá mức hay thiếu tảo sẽ gây biến động môi trường nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.

Nguyên nhân:

  • Tảo phát triển quá mức ở đầu vụ thường là do cải tạo ao không kỹ, đáy ao dơ, tích tụ nhiều chất hữu cơ, nguồn nước cấp bị ô nhiễm hữu cơ.
  • Trong quá trình nuôi, có nhiều nguyên nhân làm tảo phát triển quá mức:
  • Ô nhiễm hữu cơ: thức ăn dư thừa do không quản lý tốt khâu cho ăn, chất thải từ tôm.
  • Thời tiết thay đổi thất thường: mưa kéo dài làm giảm độ mặn, phân tầng mặt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển. Khi trời tiêt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước tăng sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ tạo ra nhiều chất dinh dưỡng giúp cho tảo phát triển mạnh mẽ.

Tác hại:

Bên cạnh các loài tảo có lợi cho nuôi tôm, sự phát triển quá mức các loài tảo độc như: tảo lam, tảo giáp, tảo đỏ ,… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm. Các loài tảo này sẽ tiết ra độc tố làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, gây ảnh hưởng hệ thống gan tụy và hệ tiêu hóa nếu tôm ăn phải, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh khác .

  • Tảo lam: làm tôm mắc bệnh phân trắng do ăn phải tảo lam nhưng không tiêu hóa được, gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước, thải chất nhờn làm tắc nghẽn mang tôm gây cản trở hô hấp. Tảo lam dạng hạt hay sợ đều độc như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng và mang tôm và tôm thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.
  • Tảo giáp: nếu tôm ăn phải sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc, là nguyên nhân làm tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy. Ngoài ra, tảo giáp còn là nguyên nhân gây nên hiện tượng phát sáng trong ao.
  • Tảo mắt: là sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện quá mức cho thấy ao bị ô nhiễm hữu cơ, nền đáy ao bẩn.
  • Tảo đỏ: sản sinh ra độc tố gây tê liệt, ngộ độc và ngộ độc thần kinh, gây hại hoặc làm tắt nghẽn mang tôm, cá. Tảo đỏ còn làm tôm nổi đầu về đêm và sáng sớm do thiếu Oxy trong nước, gây ra hiện tượng phát sáng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sổng của tôm nuôi

Cách xử lý:

1. Xử lý Tảo lam, tảo mắt: WD 103 để xử lý Tảo lam, Tảo mắt rất hiệu quả, liều lượng sử dụng tùy theo mật độ tảo trong ao/1.000 – 3.000m3 như sau:

VI SINH WD 103 (227 gr/gói)
  • Ngày thứ 1: Dùng vi sinh WD 103 có thể dùng 227 – 454gr (1-2 gói)
  • Ngày thứ 2: WD 103 với liều lượng 227gr/1 gói
  • Ngày thứ 3: WD 103 với liều lượng 227gr/1 gói
  • Chú ý: cung cấp oxy nhiều cho ao.

2. Xử lý Tảo độc, Tảo giáp: Khi ao bị Tảo độc này, tôm đã bắt đầu bỏ ăn, dùng Enzyme PROCOZOLL kết hợp vi sinh AQ 6S và WD 103 liều lượng cho ao 1.000 – 3.000m3 như sau:

 

ENZYME PROCOZOLL 100ml/chai
VI SINH AQ 6S 113,5gr/gói
  • Ngày thứ 1: 100 ml/chai PROCOZOLL + 113,5gr – 227gr (1-2 gói) AQ 6S
  • Ngày thứ hai: WD 103 với liều lượng 227gr/1 gói
  • Ngày thứ ba: WD 103 với liều lượng 227gr/1 gói

– Thông thường sau 24h nước bóng đẹp và ngày thứ 2 tôm đã ăn khẻo lại và người nuôi dừng sử dụng liều thứ ba.

– Khi tôm bỏ ăn, người nuôi có thể dùng Aquafeed/AquaMedica trộn với Tảo rong biển AquaEsthe và Enzyme PROCOZOLL để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi và tăng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa-ăn mồi – kết quả: đường ruột to, dài, chặt, phân thải mịn, tôm ăn nhiều hơn, màu sắc tôm bóng mượt, đẹp, khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *