BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như bệnh phân trắng, đứt khúc, trống ruột… thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng, mức độ xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn 60-90 ngày tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị kịp thời sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: khi chất lượng nước kém, mật độ Vibrio tăng cao, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm. Hầu hết các chủng Vibrio đều có khả năng gây bệnh, khi vào đường ruột, vi khuẩn phá hủy thành ruột gây viêm, tôm không ăn được dẫn đến trống ruột, đứt khúc.
  • Nhiễm ký sinh trùng Gregarine (trùng 2 tế bào): khi tôm ăn phải ký chủ của loài Gregarine này như nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc.. sẽ bị ấu trùng xâm nhập vào ruột, phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh và bám vào thành ruột. Khi mật độ Gregarine dày đặc sẽ làm tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho tôm nuôi.
  • Thức ăn: Tôm ăn thức ăn bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho tôm. Tôm ăn phải tảo độc trong ao như tảo lam: loài tảo độc này sẽ tiết độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thu được thức ăn, tôm yếu và bị bênh.
  • Môi trường: Thời tiết thất thường như mưa nắng kéo dài cũng làm cho tôm yếu, bỏ ăn làm cho ruột trống. Chất lượng nước kém: nước đục, nhiều bọt dơ, tảo tàn, tảo nở hoa, khí đôc… làm cho tôm stress, ăn kém hoặc bỏ ăn.

Khi đường ruột tôm bị tổn thương và suy giảm các chức năng của cơ quan này, tôm không hấp thụ được thức ăn làm giảm sức khỏe tôm, cùng với sự tấn công của các tác nhân cơ hội sẽ làm tôm bệnh nghiêm trọng hơn và chết.

Tác hại:

Mặc dù không gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn, nhưng sẽ làm tôm bị bệnh mãn tính, khó điều trị. Tôm bị bệnh, bỏ ăn, không bắt mồi, còi cọc, không lớn, yếu ớt gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Cách xử lý: Sử dụng chế phẩm sinh học – Vi sinh Cty Vĩnh Phát Lộc

Bệnh đường ruột ở tôm nuôi tuy không gây chết hàng loạt nhưng lại làm giảm chất lượng tôm và năng suất vụ nuôi, do đó, cần phòng bệnh hay phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc điều trị cần nhanh chóng và hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau đó của tôm nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giải quyết được vấn đề mục tiêu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và sức khỏe tôm, hạn chế được thiệt hại và nâng cao năng suất.

  • Chế phẩm vi sinh: AQUAFEED/AQUAMEDICA hoặc PRO LEAGE ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, tăng mật độ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm; chủng vi sinh đặc hiệu chuyên ức chế ký sinh trùng; vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi.
  • Chế phẩm enzyme: sử dụng enzyme đâm đặc PROCOZOLL để hỗ trợ tiêu hóa
  • Cung cấp khoáng tự nhiện, dinh dưỡng: AQUAESTHE tảo rong biển để cung cấp đậm dinh dưỡng, khoáng tự nhiên, kích thích bắt mồi cho tôm, cá

DANH MỤC SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN CỦA CTY VĨNH PHÁT LỘC

AQUAFEED/AQUAMEDICA VI SINH AQUAFEED/AQUAMEDICA:

Công dụng: cung cấp hệ vi sinh đường ruột cho tôm cá, nong to đường ruột, ức chế mầm gây bệnh phân trắng

Liều cho ăn: 1,5 – 3,0 gr/kg thức ăn

Đóng gói: 100 gr/gói

VI SINH AQUAFEED/AQUAMEDICA:

Công dụng: cung cấp hệ vi sinh đường ruột cho tôm cá, nong to đường ruột, ức chế mầm gây bệnh phân trắng

Liều cho ăn: 1,5 – 3,0 gr/kg thức ăn

Đóng gói: 100 gr/gói

TẢO RONG BIỂN AQUAESTHE:

Công dụng: cung cấp đậm dinh dưỡng, khoáng chất tự nhiên, kích thích bắt mồi ở tôm, cá

Liều cho ăn: 1,5 – 3,0 gr/kg thức ăn

Đóng gói: 100 gr/gói

ENZYME PROCOZOLL ENZYME PROCOZOLL ĐẬM ĐẶC:

Công dụng: hỗ trợ tiêu hóa

Liều cho ăn: 0,5 – 1,0 ml/kg thức ăn

Đóng gói: 100ml/chai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *